I.
KHÁI QUÁT
“Thi
pháp là một hệ thống
các phương tiện và phương thức thể
hiện cuộc sống bằng nghệ thuật,
khám phá cuộc sống bằng hình tượng”.
Nói cách
khác, thi pháp
là ý thức
nhà văn khi sáng tạo ra
hình thức nghệ
thuật.
Hình
thức nghệ thuật có hai mặt:
- Mặt cụ thể, cảm tính (chất liệu tác phẩm,
không gian, thời gian, chi tiết, tình tiết, nhân vật, sự kiện, mâu thuẫn, xung
đột …)
- Mặt quan niệm (lí lẽ, nhận thức, triết lí, tư
tưởng, tình cảm…)
Thi
pháp họclà công việc tìm ra c ái hình thức mang quan niệm, tức là cái phương thức
tư duy nghệ thuật của nhà văn nghệ sĩ đã ngưng kết thành cái hình thức nghệ thuật
của tác phẩm văn nghệ. Nói đơn giản : Thi pháp học nghiên cứu cái thi pháp.
Thời
gian đầu thế kỉ XX là thời kì chứng kiến sự nở rộ của thi pháp học hầu như trên
toàn thế giới. Thi pháp học hiện đại bắt đầu với chủ nghĩa hình thức Nga.
Thi pháp học hiện đại khác
thi pháp học truyền thống (cuối thế kỉ XIX về trước) ở mấy điểm sau: Hiểu thi
pháp học như lĩnh vực nghiên cứu “đặc trưng” văn học hay “tính văn học” và ngôn
ngữ biểu hiện của nó chứ không đóng khung trong nghệ thuật thi ca hay phép làm
thơ. Lấy việc nghiên cứu tính hệ thống, tính chỉnh thể thay cho việc nghiên cứu
các yếu tố cá biệt, khác biệt để khái quát theo quan niệm nguyên tử luận; lấy
việc nghiên cứu các biến số lịch sử thay cho nghiên cứu các nguyên lí bất biến,
vĩnh hằng; nghiên cứu hướng tới người đọc hơn là dạy dỗ nhà văn về cách sáng
tác; lấy việc khái quát các phương thức phương tiện từ trong bản thân sáng tác
hơn là đưa ra những công thức quy phạm. Mặc dù đã có những quan điểm hoài nghi
đặc trưng cũng như tính văn học, nhưng văn học ở đâu, thời nào cũng tồn tại trong
sự đối lập với cái phi văn học, dù cho ranh giới giữa hai cái đó có đổi thay
trong lịch sử. Chừng nào còn đối lập ấy thì chừng ấy còn thi pháp học. Chính vì
thế phương pháp nghiên cứu thi pháp chủ yếu là miêu tả, quy nạp, hệ thống hoá
và thuyết minh, diễn giải chứ không phải là diễn dịch từ những nguyên lí của
“đại tự sự”
.
II. KHÁI
NIỆM CƠ BẢN CỦA THI PHÁP HỌC
Do thiên về
vần đề sáng tác, lí luận thi cổ điển thường nêu ra quá trình văn học sau: Cuộc
sống -> Nhà văn ->Tác phẩm
Thi pháp học
hiện đại nhìn theo hướng ngược lại:Người đọc ->Tác phẩm ->Nhà văn ->Thế
giới hiện thực
Quá trình đó
là : Khám phá tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm trong tính toàn vẹn của nó để thâm
nhập vào tâm hồn tác giả và thế giới,cuộc sống chung.
Muốn thực
hiện quá trình đó, chúng ta cần xác định mấy khái niệm cơ bản sau đây:
1. Tác phẩm văn học là một thế giới ý nghĩa
Văn học không
sao chép đơn giản các hiện tượng đời sống mà nhằm nắm bắt các ý
nghĩa giá trị của hiện thực bằng những hình tượng sáng tạo. Ý nghĩa và giá trị
trong cuộc sống thực tế thì rời rạc, tản mạn, hỗn độn. Ý nghĩa và giá trị trong
tác phẩm nghệ thuật thì tập trung, nổi bật lên, tạo nên một thế giới đặc biệt.
Do đó, các hiện tượng trong tác phẩm nghệ thuật mang ý nghĩa không đồng nhất với các hiện tượng
tương tự trong đời sống. Ví dụ: bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
không nhằm giới thiêu một món ăn dân tộc. Nó được viết ra để nói một tấm lòng
hiền dịu thuỷ chung và cam chịu gian khổ của người phụ nữ. Trong Truy ện Kiều,
Thuý Kiều thực tế đang ở “lầu xanh” nhưng trong cảnh Từ Hải gặp gỡ Thuý Kiều,
nhà thơ Nguyễn Du lại kể:
Thiếp danh
đưa đến lầu hồng
Hai bên cùng
liếc hai lòng cùng ưa
Nhà thơ
không nhầm lẫn khi nói vậy. Trong tình cảm của ông, Thuý Kiều chẳng phải cô gái
bán hoa, nàng vẫn là tiểu thư khuê các, là giai nhân sang trọng chốn lầu hồng.
Tóm lại:
Mọi hiên tượng
đời sống khi
nhập vào thế
giới nghệ thuật
sẽ mang ý nghĩa mà tác giả phú cho nó, có thể sẽ khác
xa tình trạng vốn có. Điều đó không có nghĩa tác giả bôi bác hay tô hồng cuộc
sống hoặc cố ý làm nó biến dạng.
2. Hai cặp
phạm trù ý nghĩa của tác phẩm văn học
2.1. Ý nghĩa
khách quan và ý nghĩa chủ quan
Tác phẩm văn
học chứa đựng một thế giới nhân sinh mà người đọc có thể nhận ra. Đó là con
người, sự vật,
xung đột, thể
tài, chủ đề, tính cách,
số phận… mang ý nghĩa khách quan của tác phẩm văn học.
Nhưng còn
một ý nghĩa khác quan trọng hơn: ý nghĩa
chủ quan. Qua những hiện tượng và vấn đề của đời sống mà mọi người đều biết,
tác phẩm còn có những ý nghĩa đặc biệt do bạn đọc khám phá ra. Ngay các thi sĩ
miêu tả trăng nhưng chẳng ai giống ai. Vây là có nhiều ánh trăng khác nhau tuỳ
theo sự cảm nhận của thi sĩ (và cảm nhận của bạn đọc cũng khác), điều này giúp
người ta cảm nhận thế giới và cuộc sống con người thật phong phú, mạnh mẽ hơn,
sâu sắc hơn. Ý nghĩa chủ quan này được
biểu hiện bằng hình tượng liên tưởng, liên kết gợi ra một trường cảm nhận. Ví
dụ: Bài thơ “Ca tụng”của Xuân Diệu:
Trăng, vú
mộng của muôn đời thi sĩ
Giơ hai tay
mơn trớn vẻ tròn đầy
...Trăng, võng
rượu khiến đêm mờ chếnh choáng
…Hỡi trăng
đẹp, người là trăng náo nức
Người hãy
khóc, người không cần sự thực
Nhớ thương
luôn nên mắt có quầng viền.
Còn đây là
trăng của Lý Bạch (Tĩnh dạ tư):
Đầu giường
ánh trăng rọi
(ý nói trăng
đi theo tìm nhà thơ)
và Bạch Cư
Dị:
Thuyền mấy
lá đông tây lặng ngắt
Một vầng
trăng trong vắt lòng sông
(Tì bà hành)
Ánh trăng
trở thành kẻ tri âm của Bạch Cư Dị, là
bạn cũ thuở thiếu thời của Lý Bạch và là người tình của Xuân Diệu vậy.Nhà thơ
đã thổi cái ý nghĩa chủ quan của mình vào m ột hiện tượng chung của thế giới,
kí thác một ý nghĩa mới vào trong ý nghĩa khách quan thông thường của tác phẩm.
2.2 Ý nghĩa bộ phận, ý nghĩa toàn thể
Khi tiếp
nhận tác phẩm văn học, người ta phải hiểu từng chữ từng câu, chi tiết, tình
tiết, nhân vật, sự kiện, tức là từng bộ phận hợp thành tác phẩm. Nhưng cuối
cùng, ý nghĩa toàn thể của tác phẩm chẳng phải là tổng số giản đơn các ý nghĩa
bộ phận. Ý nghĩa chỉnh th ể (toàn thể) là tích hợp của các ý nghĩa bộ phận, là
cảm hứng chủ đạo chi phối toàn bộ tác ph ẩm, là quan niệm chung quyết định sự
lựa chọn và tổ chức nên tác phẩm. Ý nghĩa chỉnh thể là ý nghĩa tổng quát, triết
lí nhân sinh. Ở ph ương Đông, các nhà hiền triết thường đòi hỏi “văn dĩ tải
đạo”, “văn dĩ minh đạo”… Ý nghĩa chỉnh thể là thế giới quan và nhân sinh quan
của tác giả. Vậy là, chúng ta phải xem xét quan niệm của tác giả về thế giới,
con người, không gian, thời gian, lẽ sống. Ý nghĩa chỉnh thể của tác phẩm nghệ
thuât là giới hạn tối cao mà người đọc muốn tìm đến, muốn cảm nhận khi tiếp cận
một tác phẩm nghệ thu ật.
3. Hình thức nghệ thuật văn chương là hình thức
mang ý nghĩa
Hình thức là
cái bề ngoài. Với văn học, hình thức là văn bản bao gồm ngôn từ, câu chữ, nhịp
điệu, vần luật, cách gọi nhân vật… cấu trúc, bố cục, ngoại cảnh, nội tâm v.v..
Đó là những hình thức của một cái nhìn nghệ thuật cũng gắn liền và biểu hiện
nội dung.
Hình thức
nghệ thuật không chỉ là chất liệu thủ pháp mà còn là hình thức cảm thấy sự vật,
hình thức chiếm lĩnh ý nghĩa giá trị của thế giới. Hình thức đó thể hiện tính
tích cực của nghệ sĩ. Nhờ đó, tác phẩm không phải là đồ vật mà là sự sống trong
tâm thức người đọc.
Mỗi thời
đại, mỗi thể loại, mỗi tác giả… chỉ nhìn thấy một lớp đời sống nào đó, tuỳ thu
ộc vào quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian, ngôn ngữ, cốt
truyện, nhịp điệu…
Hình
thức nghệ thuật vừa lặp lại
vừa độc đáo ở một nghệ sĩ. Muốn nghiên cứu thi pháp của văn chương,
chúng ta cần phát hiện ra những yếu tố lặp lại ấy.
4. Tính chất lịch sử cụ thể của hình thức nghệ
thuật
Sáng tác văn
học là một sản phẩm của lịch sử. Nó phụ thuộc vào tác giả mà tác giả lại phụ
thuộc vào trình độ văn hoá, trình độ tư duy của xã hội và các hình thái ý thức
khác (như triết học tôn giáo, chính trị..) . Sáng tác văn học cũng phụ thuộc cả
mối quan hệ giao lưu văn hoá với nước ngoài.. . Lịch sử trôi đi, mỗi giai đoạn
có diện mạo riêng không lặp lại. Hình thức nghệ thuật là một hiện tượng cụ thể
lịch sử cũng không lặp lại.
Thi pháp học
lịch sử sẽ nghiên cứu sự vận động của các hình thức nghệ thuật. Lịch sử thi
pháp sẽ chỉ ra sự tiến bộ của năng lực sáng tạo nghệ thuật của con người -đồng
thời cũng tương ứng với trình độ văn minh của nhân loại.
Sự tiếp nhận thi pháp của văn chương cũng mang tính lịch sử
cụ thể.
III.CÁC KHÍA CẠNH CƠ BẢN CỦA THI PHÁP VĂN HỌC
1.Thi pháp nhân vật
a.Nhân vật và sự miêu tả nhân vật
Con
người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù là tác phẩm trữ tình, tự sự
hay kịch, dù trực tiếp hay gián tiếp thì văn học đều miêu tả con người. nhân vật
là hình thức miêu tả con người một cách tâp trung. Nhân vật được sáng tạo, hư cấu
để khái quát và biểu hiện tưtưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật
là ca ngợi cuộc đời, lên án nhân vật là phê phán đời. Xót xa cho nhân vật là
xót xa đời. Tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời và con người, tìm hiểu tư
tưởng tình cảm của tác giả đối với con người.
Trong
thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước cuộc sống.
Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngôn ngữ của mình.Trong tác phẩm
tự sự (truyện, kí ) nhân vật là con người được kể, tả ra bằng lời của nhà
văn.Nói chung, nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng
ngôn từ. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự
việc… gọi chung là hình thức của văn học.
Miêu
tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường chỉ cần đạt sự
chính xác, khách quan. Ở đây miêu tả nhằm hai mục đích: gợi ra
hiện tượng cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ và bộc lộ cái nhìn của tác giả.
Từ đó nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người.
b.Quan niệm nghệ thuật về con người
Thực tế có hai quan niệm
về con người:
Một là: Con người như một
phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức xã hội.
Hai là: Con người như một
phạm trù thẩm mĩ.
Quan niệm thứ hai chủ yếu
là quan niệm của văn nghệ sĩ.
Nàng
Kiều là nhân vật có nội tâm phong phú nhưngnàng chỉ biết nhớ người thân tronghiện
tại, không ưa sống trong hồi tưởng và sống
với quá khứ như các nhân vật tiểu thuyết hiện đại sau này. Đó là do quan niệm
nghệ thuật về con người của Nguyễn Du chưa đạt tới như thời hiện đại.
Triết
lí về con người có quan hệ mật thiết với quan niệm nghệ thuật về con người.
Theo
Trần Đình Sử, quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm
thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể
hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các
hình tượng nhân vật đó. Quan niệm nghệ thuật không ngừng được mở rộng thì nhà
văn càng có khả năng miêu tả chiều sâu
và sự phong
phú của nhân vật, cũng gọi là khả năng cảm
nhận về
con người của nhà văn.
Nghiên
cứu thi pháp nhân vật khác với công
việc phân tích nhân vật. Phân tích nhân vật là chỉ ra các nội
dung đựơc thể hiện trong nhân vật như tính cách, ngoại hình, phẩm chất, niềm
vui, nỗi buồn, lí tưởng… Trái lại khi nghiên cứu thi pháp nhân vật, ta phải
khám phá cách cảm nhận con người qua việc
miêu tả nhân vật. Tất nhiên, khi ta đã tìm hiểu thi pháp nhân vật thì việc phân
tích nhân vật sẽ sâu sắc hơn, toàn diện hơn.Phạm trù “quan niệm nghệ thuật về
con người” là ý thức của văn học và hiện diện trong ý th ức hoặc vô thức của
tác giả. Nhiều nhà văn lớn đã có ý thức sáng tạo ra quan niệm nghệ thuật mới mẻ
về con người.
2.
Không gian nghệ thuật
Không
gian nghệ thuật thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại,
triển khai thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là trường nhìn được mở ra
từ một điểm nhìn, cách nhìn. Mỗi tác phầm có một không gian do tác giả lựa chọn
và miêu tả
Ai
đem ta tới chốn này
Bên
kia là núi, bên này là sông (ca dao)
Gió
lùa can gác xép
Đời
tàn trong ngõ hẹp (Vũ Hoàng Chương)
Từ
ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt
trời chân lí chói qua tim (Tố Hữu)
Từ
lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong
vườn thơm ngát của hồn tôi. (Xuân Diệu)
Trong
mỗi câu thơ trên có một không gian
riêng, vốn dĩ là gian vật chất. Nhưng trong văn học nghệ thuật, không gian thuộc
thế giới tinh thần, nó trở thành ngôn ngữ và biểu tượng nghệ thuật.
Là một hiện tượng
nghệ thuật, không
gian nghệ thuật
mang tính ước lệ giàu ý
nghĩa cảm xúc. Trong ngôn ngữ dân tộc, không gian đã được mã hoá thành ý nghĩa
đời sống, chẳng hạn “cao cả, thấp hèn, nông cạn, sâu sắc, thiên vị, chính trực,
ngay thẳng, quanh co, đại lượng, hẹp hòi…”. Người ta đã mượn ý niệm về không
gian để miêu tả con người.Đó là không gian nghệ thuật chung của mọi người. Mỗi
nhà văn nhà thơ lại chọn hoặc sáng tạo cho mình một không gian riêng .
3.
Thời gian nghệ thuật
Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian
nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật. Thế giới tồn tại và xác
định trong không gian v à thời gian. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ
thuật không tách rời nhau nhưng trong một tác phẩm nhà văn có thể chú ý sử dụng
cả hai hoặc chỉ một trong hai.
Thời
gian khách quan vật chất có các tính chất sau:
- Có độ dài, có hướng vận động, có nhịp điệu
- Có 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai và vận
động một chiều
Thời
gian được tái tạo lại trong tác phẩm (nên gọi là thời gian nghệ thuật) luôn
luôn mang quan niệm, cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh có tính chủ quan. Vậy: thời
gian nghệ thuật là một hình tượng được sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật.Thời
gian nghệ thuật có thể tự do đảo ngược, rong ruổi ngược xuôi, co giãn, đồng hiện (chồng chất hai thời gian khác
nhau).v.v
4.
Chi tiết nghệ thuật
Mỗi hình
tượng nghệ thuật
được thêu dệt
nên bằng nhiều
chi tiết lớn nhỏ khác nhau. Những đối tượng miêu tả như
nhân vật, cảnh vật, môi trường… tạo nên bằng hình dáng, đường nét, âm thanh, thuộc tính chọn lọc mà
tác giả cho là cần thiết nhất, quan trọng nhất, loại bỏ nhửng cái rườm ra không
cần thiết.
Chi
tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó đứng riêng thì không có ý nghĩa, nhưng khi kết
lại nó biểu hiện một ý nghĩa của tác phẩm.
Chi
tiết chính là điểm nhìn, thể hiện quan niệm nghệ thuật và tâm hồn tác giả đối với
đối tượng đó .
5.
Thi pháp cốt truyện
Cốt
truyện là y ếu tố cơ bản của tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền thống, cốt
truy ện là tất cả các hành động, biến cố phát triển trong truyện được kể lại.
Khi thuật một câu chuyện, ta có thể kể các biến cố ấy theo một trật tự logic nào đó khiến người
nghe hiểu được. Thành phần của cốt truyện có thể là:
- Phần mở đầu (trình bày trạng thái/quan hệ chuẩn
bị vào truy ện)
- Phần thắt nút (khai đoan) miêu tả gặp gỡ, mâu
thuẫn nảy sinh
- Phần phát
triển kể những
bước thăng trầm của nhân vật và những quan hệ theo
nguyên
tắc nhân quả, liên tục
- Phần cao trào, đỉnh điểm bước ngoặt xung đột,
chấm dứt.
Có khi
tác giả thêm
phần “vĩ thanh” giới
thiệu một viễn cảnh về sau (phần
này không nối tiếp với cốt truyện mà cách xa về sau).Xét theo một quan
niệm mới: Truyện không nhất thiết phải kể theo sự tự vận hành của hành động sự
kiện, biến cố. Có thể vận hành kiểu khác tuỳ thuộc vào quan niệm của tác giả về
thế giới và con người.
Truyện
nào cũng ít nhất có một biến cố xảy ra. Nhưng chẳng phải hễ có biến cố là có
truy ện. Chỉ thành truy ện khi có một ý nghĩa nào đó. Nhà văn chọn một biến cố
có vẻ khác thường, lạ lùng (lệch chuẩn, siêu việt) dự báo một đổi thay, một điều
đáng lo nghĩ. Ví dụ: Nhà văn trước khi viết truyện ngắn “Luyxennơ“,ông quan sát
thấy hàng trăm nhà giàu tụ tập say sưa nghe một nghệ sĩ hát rong suốt cả tiếng
đồng hồ trước cửa khách sạn ông ở tại Thụy sĩ. Hát xong, nghệ sĩ ngửa mũ trước
mặt họ nhận tiền thì ai cũng quay đi, chàng nghệ sĩ tội nghiệp chẳng nhận được
một xu. Nếu họ ào ào móc tiền bỏ vào mũ
chàng thì đó chỉ là hành động bình thường,
chưa phải là biến cố. Nhà văn Liev Tolstoi nhìn thấy cảnh ấy, nghĩ rằng đó là sự
suy đồi về đạo lí, đáng gọi là biến cố xã hội (nhà viết sử, nhà chính trị không
quan tâm tới cái chuyện cỏn con ấy).
Nhiệm
vụ của thi pháp cốt truyệnkhông phải là đi trình bày các thành phần của cốt
truy ện mà phải là ý nghĩa của lối xây dựng cốt truyện ấy, hoặc quan niệm của
tác giả đã chi phối cốt truyện đó
6.
Thi pháp kết cấu
Kết
cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Cái khó nhất của sáng tác là kết
cấu.Tác phẩm là một công trình kiến trúc, vây thì việc khó nhất phải là kết cấu
(ta thường nói: xây dựng, cấu tứ… ). Ngay cả từ “kết cấu” vốn của kiến trúc và
hội hoạ. Nhà văn xây dựng một công trình văn học với mục đích phản ánh đời sống
và sự cảm nhận của mình trước nó. Nhà văn phải xây dựng nhận vật, tính cách,
xác định không gian thời gian, chọn lựa, sắp xếp chi tiết…
Kết
cấu tác phẩm thực chất là tác giả mở lối cho người đọc đi vào dòng sự kiện,
dòng đời. Bố trí điểm nhìn cho công chúng sao cho dễ thấy được chiều rộng và
chiều sâu của câu chuyện nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con người.
Nghiên cứu văn học
theo hướng thi pháp học ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt
là trong việc phát hiện những đặc trưng
nghệ thuật trong sáng tác của những tác giả tiêu biểu, trong số đó có Nam Cao.Mỗi truyện ngắn Nam Cao là
một chính thể nghệ thuật, là một bộ phận trong cả hệ thống chung. Nếu đồng thời
đọc các truyện ngắn của Nam Cao ta cảm thấy chúng na ná nhau. Nhưng đọc riêng
mỗi truyện lại có một vẻ không dễ gì lẫn lộn. Nam Cao đã xây dựng truyện ngắn
của mình như thế để có được cả cái riêng lẫn cái chung ấy. Để làm rõ hơn cho
hướng nghiên cứu thi pháp, xin chọn truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để minh họa cụ thể.
Nhóm tác giả
Lớp Cao học Văn K16
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét