Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

Những cách tân trong thơ lục bát Nguyễn Trọng Tạo


Trong Văn chương cảm và luận Nguyễn Trọng Tạo đánh giá: “Lục bát là thể thơ anh minh, vô cùng đặc sắc và độc đáo của Việt Nam ta, nó luôn tạo được trường nét dư cho chính thể loại của mình. Lục bát là thể thơ dễ làm nhưng khó hay”. 

Mạch nguồn truyền thống lục bát Nguyễn Trọng Tạo

Mỗi dân tộc giàu truyền thống thơ ca đều có một thể loại kết tinh đời sống tâm hồn của dân tộc ấy. Đó là thơ Đường của Trung Hoa, là Hai-cư của Nhật Bản, là lục bát của Việt Nam. Lục bát là thể thơ mang trong mình những đặc trưng dân tộc về văn hóa đã tích tụ, dồn nén và kết tinh qua sự gọt giũa của thời gian. 

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CAO (ThS. Hà Thị Hoài Phương)

Trong nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại, Văn Cao (15.11.1923 – 10.7.1995) là một nghệ sĩ đa tài và có những cống hiến nổi bật trên cả ba lĩnh vực: âm nhạc, hội họa và thơ.

Mặc dù công chúng phổ thông biết đến một Văn Cao nhạc sĩ, họa sĩ nhiều hơn một Văn Cao thi sĩ, nhưng thơ là nơi kí thác của ông những năm tháng cuộc đời nhiều thăng trầm, biến động. Thơ Văn Cao cũng là nơi tích hợp tài năng "ba trong một" của ông, đặc biệt là trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

CHI TIẾT NGHỆ THUẬT VÀ CẢM NHẬN CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG (Hà Thị Hoài Phương)


1. Khái niệm

Không phải ngẫu nhiên mà văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Hơn ai hết, tác giả những thiên truyện viết ra từ trường đại học cuộc sống, người được coi là “cánh chim báo bão của cách mạng Nga”, “nhà văn của những người chân đất” là người hiểu rõ tầm quan trọng của những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Tương quan đối lập trong câu nói trên đã khẳng định: Cái làm nên tầm vóc của nhà văn không hẳn là quy mô tác phẩm mà chính là “chi tiết” – yếu tố đôi khi được coi là nhỏ, là vặt vãnh... 

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Văn hóa trung đại Việt Nam với việc hình thành tư tưởng phong cách Nguyễn Công Trứ (Đặng Đình Trương)





1. Văn hóa trung đại với việc hình thành tư tưởng hành đạo Nguyễn Công Trứ

Theo Trần Nho Thìn “Văn hóa là một hệ thống các phạm trù giá trị hình thành trong các mối quan hệ xác định của con người, những giá trị này hoặc là nội sinh hoặc là ngoại sinh. Chúng hình thành bằng hai con đường trước hết là được con người đúc kết thông qua hoạt động thực tiễn của chính mình thứ hai là hình thành trong quá trình giao lưu giữa các nền văn hóa”[5, tr.13]. Văn hóa trung đại hình thành trong sự nội sinh của dòng văn hóa nội sinh của dân tộc và văn hóa ngoại sinh của dòng văn hóa Hán học. Ở đó, những mạch nguồn văn hóa như một tiềm thức ăn sâu vào trong tâm thức của con người Việt Nam. 

GẶP MẶT Ở PLEIKU






Trong các ngày 1-2.8.2017, nhân có công việc lên Tp. Pleiku, bạn Vũ đã đến thăm chị Phương, được chị đưa đi thăm thú một số thắng cảnh của Phố núi; nhân đó, có bàn về kế hoạch họp lớp năm sau. Dưới đây là một số hình ảnh







Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT Y ĐIÊNG (Phan Đình Huy)


Y Điêng (tên đầy đủ là Y Điêng Kpăhôp) là nhà văn sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên Sông Hinh. Từ nhỏ ông đã được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa ngọt lành của những bản trường ca bất tử như Đam San, Xinh Nhã, Khinh Dú ... nên tình yêu văn chương đã đến với ông rất tự nhiên. Mảnh đất và con người Tây Nguyên là nguồn cảm hứng sáng tác và là đề tài, bối cảnh cho nhiều tác phẩm của Y Điêng. Chính nhà văn từng nói: “Tất cả các tác phẩm của tôi đều cho thấy chiều sâu của văn hóa Tây Nguyên, chiều sâu trong tiếng chiêng ngân, trong nếp nhà dài với những cây cột bóng loáng mồ hôi nhiều thế hệ, trong những đêm kể Khan bất tận...”. Y Điêng viết nhiều thể loại nhưng mảnh đất mà ông gặt hái được nhiều thành công nhất là tiểu thuyết.

Ảnh: GẶP MẶT TRONG NGÀY CƯỚI CỦA BẠN TIÊU VIẾT HẢI (7.2017)