Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

ĐỀ CƯƠNG HỌC TẬP MÔN CÔ VÂN



Mọi người vào xem đề cương và câu hỏi thảo luận môn cô Vân để nghiên cứu Tài liệu trước nhé. Cô yêu cầu ngay chiều thứ 2 phải thảo luận rồi. Các bạn ko thi B1 nghiên cứu trước nhé :

CHUYÊN ĐỀ VHVN DÀNH CHO CAO HỌC
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦAVĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY
(Khảo sát trên nét lớn)

I.MỤC TIÊU:
-Trang bị cho người đọc những hiểu biết cơ bản, khái quát, có hệ thống về những đặc điểm cơ bản và những lộ trình đổi mới của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay.
-Xây dựng quan niệm, phương pháp tiếp cận và đánh giá các hiện tượng tác giả và tác phẩm nổi bật, mới mẻ trong giai đoạn văn học này.
-Chuẩn bị những kiến thức cơ bản để có thể phân tích những tác giả, tác phẩm có đưa vào chương trình Ngữ văn THPT hiện nay.

II. PHƯƠNG PHÁP
-Học viên nghiên cứu tài liệu trước, thảo luận trên lớp, nêu những vấn đề cần giải đáp
-Giảng viên thuyết trình một số vấn đề của chuyên đề, kết hợp giải đáp thắc mắc
-Tổng thời lượng 30t, dành 10t thảo luận tại lớp theo yêu cầu của GV (học viên phải chuẩn bị ở nhà những nội dung cần thảo luận)
-GV tổng kết, hướng dẫn làm bài tập tiểu luận và thi hết chuyên đề,

III.NỘI DUNG

Chương 1: DIỆN MẠO VÀ NHỮNG LỘ TRÌNH CHÍNH CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY
1.1. Văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay – một cái nhìn tổng quát
1..2.Đổi mới quan niệm nhà văn
1.3.Những lộ trình chính của văn xuôi từ 1986 đến nay
1.3.1.Lộ trình cách tân trong khung truyền thống
1.3.2.Lộ trình phá huỷ khung truyền thống

Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
2.1.Quan niệm nghệ thuật về con người và sự vận động của nó trong tiến trình văn học
2.2.Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi 1945-1975
2.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1986
2.3.1. Nhu cầu nhận thức lại hiện thực
2.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 86
2.3.2.1.Con ng­êi vµ lÞch sö
2.3.2.2.Con ng­êi tù nhiªn
2.3.2.3.Con người tâm linh
2.3.3. Những điểm nổi bật về xây dựng nhân vật
2.3.3.1. Nh©n vËt l­ìng diÖn
2.3.3.2. Nh©n vËt cã kh¶ n¨ng tù nhËn thøc
2.3.3.3. Nh©n vËt tån t¹i nh­ mét h×nh thøc cña ®êi sèng
2.3.3.4. Nhân vật kỳ lạ, dị biệt

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỔI BẬT VỀ THỂ LOẠI
3.1. Xu hướng nhạt dần chất sử thi, tăng dần chất tiểu thuyết
3.2.Trần thuật từ nhiều điểm nhìn
3.3.Gia tăng sự kết hợp thể loại
3.3.1.Tự luận – thơ trong văn xuôi
3.3.2.Lịch sử - văn hoá trong truyện ngắn, tiểu thuyết
3.3.3.Báo chí trong tiểu thuyết
3.3.4.Tiểu thuyết nhại trinh thám và kịch
3.4. Sự đổi mới về ngôn ngữ
3.4.1.Ngôn ngữ tả thực
3.4.2. Ngôn ngữ thấm đẫm chất thơ

Chương 4: MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
4.1.Nguyễn Huy Thiệp
4.2.Bảo Ninh và Nỗi buồn chiến tranh
4.3.Nguyễn Xuân Khánh và Mẫu thượng ngàn
4.4.Thuận và Pari 11 tháng tám

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhiều tác giả, 2001, Chặng đường mới của văn học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Nguyễn Thị Bình, 1998, Quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb KHXH, H.
3. Phan Cự Đệ (chủ biên), 2004, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb ĐHQG, H.
4. Phong Lê , 2000, Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, H.
5. Nguyễn Văn Long, 2002, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, H.
6. Đỗ Đức Hiểu, 1998, Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, H.
7. Một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu của văn xuôi sau 1975


CÂU HỎI THẢO LUẬN

1.Vì sao văn xuôi Việt Nam sau 1975 phải đổi mới ? Từ 1986 đến nay văn xuôi VN đã đổi mới như thế nào?

2.Tại sao muốn đổi mới văn học, trước hết phải đổi mới quan niệm của nhà văn? Những nhà văn nào sau 1986 (theo bạn) có những quan niệm đổi mới rõ nhất?

3. Sự đổi mới văn xuôi VN theo 2 lộ trình : cách tân trong khung truyền thống và phá hủy khung truyền thống. Hãy phân tích lợi thế và hạn chế của những lộ trình này ?

4. Vì sao văn học mỗi khi thay đổi từ thi pháp này sang thi pháp khác, việc đầu tiên phải thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người? Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Hiện đại có những ưu điểm gì và hạn chế nào so với quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Trung đại ?

5. Trong văn xuôi sau 1986, các nhà văn đề cập đến con người tâm linh. Đó là sự tiếp nối của con người tâm linh trong văn học Trung đại. Có gì mới và có gì hạn chế so với quan niệm con người tâm linh trong văn học Trung đại không ?

6.Tại sao trong lộ trình cách tân, văn xuôi VN có sự gia tăng kết hợp giữa các thể loại ? Hãy trình bày một tác phẩm nào đó thể hiện được 1 trong 4 sự kết hợp đó.

7. Yếu tố truyền thống và hiện đại trong việc thể hiện văn hóa Việt trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh.

8.Trình bày sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ?

9.Hãy so sánh vài nét về sự kết hợp báo chí trong tiểu thuyết giữa Giông tố của Vũ Trọng Phụng với Pari 11 tháng 8 của Thuận.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét